du lịch team building lửa trại

Tổ Chức Lửa Trại Chuyên Nghiệp

Kết Hợp : Truy Tìm Kho Báu, Khu Rừng Ma

 

Du Lịch Kết Hợp Lửa Trại là một trong các Tour du lịch được đa số du khách lựa chọn, vì loại hình này không cần quá cầu kỳ và sang trọng, Nó tạo cho chúng ta cảm giác gần gủi, thân thiện và hòa đồng, gằn kết mọi người lại với nhau, tạo ra một vòng tròn kết nối vô cùng lớn, mang tính tập thể cao.


Vậy, Chúng Tôi sẽ làm gì nếu Bạn lựa chọn Dịch vụ Du Lịch Lửa Trại của chúng Tôi ?


Dưới đây sẽ là một phần trình bày KHUNG cho một chương trình lửa trại, giúp Quý khách hiểu rõ về Công tác chuẩn bị của Chúng Tôi.


TỔ CHỨC MỘT BUỔI LỬA TRẠI

CẦN LÀM GÌ ???



Để tổ chức một buổi lửa trại cho có kết quả, chúng ta phải biết chuẩn bị những công đoạn sau:



Chuẩn bị khung:

Thông báo cho các Tiểu trại hay các Đội trưởng trước về chủ đề của buổi lửa trại và số lượng tiết mục mà họ có thể tham gia. 

Chuẩn bị địa điểm: ( có thể do Du khách lựa chọn tại Khu Du Lịch hay các nơi khác )


Chọn một khu đất khô ráo, rộng rãi, thoáng đãng, không có tàn cây de ra trên đống lửa, không có những hố trũng, gốc cây, rễ cây... Dọn sạch sẽ đất đá và gom sạch lá khô chung quanh. Chuẩn bị chỗ ngồi cho quan khách (nếu có) và các Phụ trách được thoải mái tự do, trên gió, gần nơi trình diễn... Nếu là sân xi măng hay gạch, chúng ta lót thiếc, vỏ cây, lá cây... ở dưới trước, sau đó đổ cát lên, để sân không bị quá nóng dẫn đến nứt nổ.

Chọn đề tài:

Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa, chúng ta nên cô đọng chương trình trong một chủ đề nào đó.

 



Thí dụ: Nếu là buổi lửa trại kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, chúng ta nên xoay quanh nguyên lý phong trào, truyền thống đơn vị... Nhưng vẫn không làm mất đi sự vui tươi, trẻ trung, dí dỏm... 

Hoặc đang cắm trại tại một địa danh lịch sử, một đền thờ anh hùng dân tộc, một di tích tôn giáo... thì chủ đề cũng nên đặt trọng tâm vào đó, tìm hiểu và nêu gương để giáo dục trại sinh.


Chương trình lửa trại:

Lửa trại là một buổi trình diễn văn nghệ tự nhiên nhưng không vì thế mà chúng ta thiếu cố gắng và dễ dãi với mình để đi đến coi thường tình cảm của khán giả, và tự hạ thấp tính năng giáo dục của nghệ thuật. Hãy suy nghĩ để sáng tạo cái đẹp, cái thiêng liêng của ngọn lửa - đừng để lố bịch, nhàm chán, rẻ tiền vì thiếu chuẩn bị.

Chương trình lửa trại được Quản trò sửa soạn ít nhất là ba ngày. Nhưng hình thức và nội dung được giữ kín để tạo sự hấp dẫn (ngoại trừ Quản lửa, để kịp phối hợp). Sau khi thu thập các tiết mục của các đơn vị - Quản trò sẽ tùy nghi sắp xếp, nhưng ca hát thường phải chiếm tối đa, nhất là ca múa cộng đồng. Như thế, bầu không khí sẽ sôi động, bớt uể oải, nhàm chán.

 



Nên thu xếp sao cho các anh chị Phụ trách và cả quan khách tham gia một vài tiết mục hay mẩu chuyện (nhưng phải hỏi ý kiến của họ trước). Thường thì chương trình được thiết lập theo khung sau:

- Tập hợp (hò lửa).
- Khấy động Tập thể.
- Gọi Thần lửa, châm lửa, nhảy lửa ( có thể PR Thương Hiệu bằng cách đốt lửa theo Tên hoặc Logo Đơn Vị )
- Sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, ca múa...
- Giờ tinh thần (câu chuyện tàn lửa)
- Giải tán.

Hoặc kết hợp : Sau khi Sinh Hoạt, Chúng Tôi kết hợp Lửa Trại với Truy Tìm Báu Vật Mất Tích như : Làng Chài Ma Quái, Khu Rừng Ma...từ đó đưa du khách qua những cảm giác hồi hộp, gay cần nhưng An Toàn.

 

Chương trình Gọi Thần Lửa :

- Anh chị phụ trách tiếp tân đón quan khách từ xa và hướng dẫn vào khu vực lửa trại.
- Thần Bóng đêm ra chận lại, vừa khoe khoang khoác lác vừa hù dọa.
- Thần Ánh sáng (Quản trò) xuất hiện trong tiếng động inh tai (do trại sinh gõ bằng đủ thứ loại dụng cụ) với cây đuốc trong tay, đánh đuổi Thần Bóng đêm và hướng dẫn quan khách an tọa (trại sinh im lặng). Thần Ánh sáng lên tiếng trấn an và ca ngợi ngọn lửa, ca ngợi ánh sáng...
- Thần Ánh sáng hát bài “Gọi lửa” lần thứ nhất, tất cả hát lại lần thứ hai.
- Quản trò mời anh chị Phụ trách hay chủ tọa châm lửa.
- Múa và hát bài "Nhảy lửa".
- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ....

Đội Ngũ Quản Trò/Quản ca/Hoạt Náo Viên :

Quản ca không cần phải là ca sĩ mà chỉ cần biết hát và thuộc nhiều bài hát sinh hoạt, vui ca... Biết bắt nhịp, chia bè hát đuổi (luân xướng), biết một số bài ca múa cộng đồng, biết chọn bài hát cho đúng với hoàn cảnh, biết trại sinh đã thuộc những bài ca múa nào và cũng phải có óc hài hước, vui tươi, dí dỏm, phối hợp với Quản trò, Quản lửa cho nhịp nhàng, tạo không khí sôi động, cuồng nhiệt và hào hứng.

 


Quản lửa:

Là người chịu trách nhiệm về củi đốt và ánh sáng (nếu tổ chức lớn thì nên lập ra một ban ánh sáng) cho nên người Quản lửa phải biết kỹ thuật sắp củi sao cho cháy đều, hiểu rõ tính chất cháy của những loại củi khác nhau. Lo dự trù củi cho đủ dùng, không được thiếu nửa chừng. Là người chọn khu vực để đốt lửa, Quản lửa phải biết phòng hỏa, tránh đốt lửa dưới tàn cây xanh hay gần những cây có dầu.

Trong lúc sinh hoạt văn nghệ, phải phối hợp với Quản trò, Quản ca, để biết khi nào cần tăng, khi nào cần giảm ánh sáng. Vì vậy Quản lửa phải biết một số xảo thuật ánh sáng và cách tạo màu cho lửa như Lửa Xanh, Lửa Đỏ, lửa Vàng, Lửa Tóe Bông, Lửa Bừng Sáng, Tạo Khói cho Lửa.


Kỹ Thuật Chuột lửa:

Là một công cụ dùng cho việc châm lửa khai mạc, có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy theo sáng kiến của mỗi người. Hoặc từ trên cao chạy xuống đống lửa hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa.

 


Đây là kỹ thuật tạo ra hiệu ứng rất tốt, tạo không khí cuồng nhiệt của đám đông, ánh sáng lóe sáng, sau đó chạy trên trời theo đường zic zac, cuối cùng hạ xuống đống củi, đốt cháy củi, không gian bừng sáng.

Đội Hình đuốc:

Trong hoạt động Lửa Trại, chúng tôi luôn trang bị đuốc, đuốc dùng để các Khách Mời, Khách VIP châm lửa, và Đuốc Hành Trình, Đuốc cắm xung quang khu vực lửa trại, cách khu vực chơi 50-100m, hoặc cắm xung quanh bờ biển.

 

 

Một chương trình có hoành tráng hay không, ý nghĩa hay hào hứng hay không, đều phụ thuộc khá nhiều đến yếu tố này, Một chương trình hay và quy mô, đều không thể thiều đội hình Đuốc.


Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Chúng Tôi CÓ Thể Tư Vấn Chi Tiết Hơn !

Được Đồng Hành Cùng Quý Khách Là Niềm Vinh Hạnh Của Chúng Tôi.

Click để Liên Hệ : Liên Hệ